Bí Xanh

Giá tham khảo: Liên hệ

Các chứng chỉ đạt được

Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 07/2018
 
Bí Xanh

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ Khu phố 7, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại 0889.11.62.62 - 0358.11.62.62
Website
Tên sản phẩm Bí Xanh
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 28

Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

 
1. Đất trồng
Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5 – 6,0, chủ động tưới, tiêu.
Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột… Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với lúa nước.
2. Giống
Giống bí xanh trồng có thể là giống thuần hoặc giống lai, sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng. Hiện nay các giống bí xanh đang được trồng phổ biến hiện nay là Fuji 868 (TƯ1), Thiên thanh 5, bí xanh số 1, số 2 (viện cây LT), bí xanh Tre Việt, ….
Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15 – 20g.
3. Thời vụ gieo trồng
Vụ xuân hè: gieo hạt từ 1/2 đến 15/2.
Vụ thu đông: gieo hạt từ 25/8 đến 10/9.
Khi cây có 2 – 3 lá thật có thể đem đi trồng.
4. Kỹ thuật trồng
Vụ xuân: Trồng cắm dàn, luống rộng 1,8 – 2,0m, mặt luống rộng 1,5 m – 1,6 m, cao 25 – 30 cm, rộng 25 – 30cm. Mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha, khoảng cách trồng 1,6 m x 40 cm.
Vụ thu đông: Trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng 4,0 m, rãnh vét sâu 25 – 30 cm, rộng 30 – 40 cm. Mật độ trồng 1,9 vạn cây/ha, khoảng cách trồng 3 m x 30 cm, bố trí theo hướng nước chảy để tiện tháo nước, nên làm đất theo phương pháp tối thiểu.
5. Phân bón và cách bón
Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
* Liều lượng phân bón cho 1 sào BB:
+ Phân chuồng: 500 kg
+ Vôi: 10 – 15 kg (đất chua có thể tăng đến 20 – 25 kg).
+ Lân super: 25 kg
+ Đạm ure: 10 kg
+ Kali clorua: 10 kg
Có thể dùng các loại NPK tổng hợp quy đổi ra lượng đơn tương ứng.
* Cách bón:
– Bón vôi khi phay đất lần cuối (trước khi lên luống)
– Bón lót toàn bộ phân chuồng và 20 kg lân, 1/4 phân đạm và 1/4 kali, nếu gặp trời mưa to không được bón lót đạm và kali. Có thể bón lót bằng các loại phân NPK chuyên lót như NPK 5:10:3, lượng 20 – 25 kg/sào.
Bón lót bằng cách rạch làm hai hàng trên luống để bón lót trùng với hàng trồng. Nếu trồng trên đất lúa, làm đất tối thiểu nên bón lót ngay dưới hốc trồng.
– Bón nhử: Sau trồng 7 – 10 ngày bón nhử bằng cách hòa nước tưới. Bón 1,5 kg đạm + 5 kg lân.
– Bón thúc 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò. Bón 1/4 lượng phân đạm + 1/4 kali.
– Bón thúc 2: Trước khi ra hoa cái. Bón 1/4 lượng phân đạm + 1/4 kali.
– Bón thúc 3: Sau khi đậu quả rộ, bón nốt lượng phân còn lại.
Nếu lượng đạm và kali chưa dùng ở giai đoạn bón lót thì bổ sung lượng còn lại cho giai đoạn nuôi quả (sau bón thúc 3 khoảng 10 ngày). Các lần bón thúc kết hợp hòa nước tưới hoặc bón trực tiếp vào đất.
Có thể bổ sung phân bón lá giai đoạn sau trồng, trước và sau khi đậu quả.
6. Chăm sóc
– Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
– Sau trồng nên phun phòng bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu khoang, chú ý dặm tỉa những cây bị chết để tránh khuyết mật độ.
* Tỉa cành, định quả:  Tỉa bỏ bớt nhánh, để 2 – 3 nhánh/cây nếu thu quả non, chỉ để thân chính nếu thu quả già.
* Làm giàn, phủ luống.
Dàn cắm chữ A hoặc giàn vòm, dàn chữ A yêu cầu cọc dài >2,5 m, giàn kiểu vòm yêu cầu vòm cao >1,5 m. Nên sử dụng nilon phủ luống để giảm công làm cỏ, đảm bảo độ ẩm đất.
Trồng thả bò, dùng rơm, rạ phủ mặt luống khi bí bắt đầu bò ngả để giảm cỏ dại, quả bí nằm lên trên không bị thối.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Một số các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây bí xanh như sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ phấn, bệnh lở cổ rễ, sương mai, phấn trắng.
* Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:
– Luân canh cây trồng;
– Chọn giống chống chịu;
– Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên ruộng;
– Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây;
– Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV.

 

Các sản phẩm khác

Liên hệ
0 đ

Hệ thống thông tin sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế số: 16036 theo quyết định số: 61711/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ, ngày 30.09.2016.

Thực hiện nhiệm vụ “Bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam” thường niên trên quy mô toàn quốc. Theo kế hoạch số 99 / KH - MTTW - BCĐTWCVĐ của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bản quyền thuộc về Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE) - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn

Vận hành bởi Công ty cổ phần khoa học công nghệ Bảo Tín