Su hào

Giá tham khảo: Liên hệ

Các chứng chỉ đạt được

Su hào

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Cơ sở sản xuất – Cung cấp nông sản an toàn Phương Nam
Địa chỉ Số nhà 11- Tổ dân phố 6 – Thị trấn Yên Ninh – Huyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh Bình
Điện thoại 0915394489 – 0904853899
Website
Tên sản phẩm Su hào
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 1

Cơ sở sản xuất – Cung cấp nông sản an toàn Phương Nam xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

Su hào được ươm cây giống trên khay giá thể, khi đạt tiêu chuẩn đem trồng với mật độ 55.000 - 150.000 cây/ha (tùy theo giống).
Đất trồng dưa được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma kết hợp bón phân hữu cơ, Sau trồng bón phân hữu cơ và phòng trừ sâu hại bằng bẫy bả sinh học và chế phẩm chiết xuất từ tỏi ớt.
Nguồn gốc vật tư nông nghiệp từ đại lý vật tư nông nghiệp Toàn Thắng, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh
Tờ bản đồ số 24, thửa số 168. Bản đồ năm 2016
- Diện tích: 720m2
- Quy trình chăn nuôi: 
1. Thời vụ:
Vụ sớm: Gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày
Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào dạng củ cỡ trung và cỡ đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30-35 ngày
Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào trứng và một phần loại cỡ trung để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25-30 ngày
2. Làm đất:
Đất trồng su hào nên chọn loại đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát để tơi xốp và thoát nước tốt có độ pH từ 5,5-6,5 cho cây su hào phát triển
Đất đập nhỏ, cày bừa kỹ và lên luống cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m, mặt luống rộng 0,8-0,9m nếu trồng ở vườn rộng. Nên dùng nilon phủ luống để đảm bảo độ ẩm đất, ấm đất, không bị rẽ đất khi mưa lớn, giảm công làm cỏ

3. Kỹ thuật trồng:
Trước khi nhổ cấy 4-5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ. Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ
Khoảng cách trồng:
Củ trứng với khoảng cách 20 x 25 cm
Củ trung với khoảng cách 30 x 35 cm
Củ đại với khoảng cách 35 x 40 cm
4. Chăm sóc:
* Tưới nướcTưới đẫm nước sau trồng. Duy trì tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát trong tuần đầu sau trồng để cây sớm bén rễ hồi xanh. Sau đó tùy điều kiện thời tiết có thể tưới 1-2 ngày/lần
* Bón phânTính cho 1 sào Bắc bộ (360m2):
Bón lót:
+ Phân chuồng hoai: 500 kg
+ Phân hữu cơ vi sinh: 50 kg
+ Vôi bột: 15-20 kg tùy theo pH đất canh tác

- Bón thúc: Phân hữu cơ khoáng: 50kg

+ Lần 1 (10NST): 10kg

+ Lần 2 (25 NST): 20kg

+ Lần 3 (45 NST): 20kg.

5. Phòng trừ sâu bệnh:
Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây su hào như sâu xám, sâu khoang, sâu tơ, rệp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn,…
* Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ tổng hợp
Luân canh cây trồng
Chọn giống chống chịu
Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên ruộng
Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây
Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học
5. Kỹ thuật trồng:
* Làm đất: 
Nếu đất khô tiến hành cày bừa làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại và lên luống. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu
Lên luống, có 2 phương thức: Luống trồng hàng đôi và luống trồng hàng đơn
Nếu trồng hàng đôi, lên luống rộng 1,0-1,2m
Nếu trồng hàng đơn lên luống rộng 60-70 cm
Chiều cao luống 20–25cm, rãnh rộng 20-25 cm
Với luống đôi, rạch 2 hàng trên luống, hàng cách hàng 45-50cm, cách mép luống 20-25cm
* Kỹ thuật trồng: Trồng với mật độ 4 - 5 hốc/m2, hốc cách hốc từ 25-30cm, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dày từ 3-4cm
Chú ý:
Không được để hở mầm, không được đặt củ giống tiếp xúc với phân, những củ giống được bổ thành miếng nên trồng riêng để tiện chăm sóc
Sau khi trồng xong có thể phủ 1 lớp rơm rạ hoặc lớp trấu lên để giữ ẩm cho đất, tưới nước không bị xói đất

6. Chăm sóc:
Thường xuyên giữ đất đủ ẩm cho cây khoai tây
Có thể dùng phương pháp tưới gốc hoặc tưới rãnh:
Với ruộng phẳng, gần nguồn nước tưới nên dùng phương pháp tưới rãnh. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì tuyệt đối không được áp dụng biện pháp tưới rãnh
Tưới gốc: Là tưới xung quanh gốc, thường kết hợp với hòa phân để tưới
Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần

7. Phòng trừ sâu bệnh:
Lưu ý một số đối tượng chính như: sâu khoang, sâu xám, bệnh héo xanh vi khuẩn, mốc sương, rệp, nhện trắng.
Chọn giống chống chịu
Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên ruộng
Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây
Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại và phòng trừ theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV



Hình ảnh giới thiệu về sản phẩm

Các sản phẩm khác

Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ
Liên hệ
0 đ

Hệ thống thông tin sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế số: 16036 theo quyết định số: 61711/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ, ngày 30.09.2016.

Thực hiện nhiệm vụ “Bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam” thường niên trên quy mô toàn quốc. Theo kế hoạch số 99 / KH - MTTW - BCĐTWCVĐ của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bản quyền thuộc về Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE) - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điện thoại: +84.2435406169 - Hotline: 0395719999 - 0963056116

Email: info@check.net.vn

Vận hành bởi Công ty cổ phần khoa học công nghệ Bảo Tín